Tìm việc làm

Cách đơn giản để viết một CV tiếng Anh thu hút

Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp thương mại mang tính toàn cầu. Đặc biệt đối với các bạn trẻ mong muốn tìm việc làm lương cao , một CV tiếng Anh chuyên nghiệp chính là một lợi thế đáng kể để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Có nhiều cách để trình bày một CV, ví dụ như trình bày theo thời gian, theo kĩ năng hoặc theo kiểu kết hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày CV tiếng anh thu hút  phổ biến nhất và cơ bản nhất, đó là trình bày theo thời gian, với bố cục như sau:

 

Phần 1: PERSONAL INFORMATION – THÔNG TIN CÁ NHÂN

Trong phần này, bạn cần đưa ra tất cả các thông tin liên lạc của bạn bao gồm tên, địa chỉ, email và số điện thoại. Tên bạn có thể viết cỡ chữ to hơn một chút và bôi đậm.

Riêng về email, các bạn cần lưu ý sử dụng email mang tên mình, toàn chữ và càng ngắn càng tốt. Những email mang đậm cá tính của thời sinh viên như badboy_sg@, nhumaylangthang@ có thể sẽ không còn phát huy giá trị trước các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Cách tốt nhất là thiết lập địa chỉ email mang tên và họ của bạn, ví dụ: nga.pham@, anh.nguyen@ vì đây là cách thiết lập email thông dụng ở nước ngoài.

(Nguồn: Internet)

 

Phần 2: EDUCATION – THÔNG TIN VỀ HỌC VẤN

Trong phần này, bạn cần liệt kê quá trình học tập theo thứ tự thời gian từ gần nhất tới xa nhất.

Nếu bạn đã tốt nghiệp thì nêu tên bằng cấp và năm bạn nhận bằng. Nếu bạn chưa tốt nghiệp, chỉ cần nêu khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhập học cho đến hiện tại. Bạn cũng có thể liệt kê các chương trình, khóa học bạn từng tham gia có liên quan đến công việc hiện tại.

Đây cũng là cơ hội để bạn trình bày các thành tích học tập mà bạn đã đạt được và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên đầy nỗ lực và quyết tâm.

 

Phần 3: WORK EXPERIENCE – KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Vì đây là một sơ yếu lý lịch trình bày theo trình tự thời gian, công việc của bạn sẽ được liệt kê theo thứ tự thời gian bắt đầu với việc làm gần đây nhất của bạn. Phần này bao gồm khoảng thời gian bạn đảm nhiệm công việc, tên công ty, vị trí, chức danh và mô tả công việc bạn đã đảm nhiệm. Bạn có thể nêu rõ cả danh hiệu, hoặc thể hiện vị trí của bạn trong từng công việc. Và mô tả ngắn gọn về “thành tích” của bạn nếu có.

(Nguồn: Internet)

Với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp và chưa từng đi làm full-time thì phần này là cơ hội để bạn liệt kê các công việc part-time bạn đã từng làm, các dự án nhỏ bạn đã từng tham gia để cho nhà tuyển dụng thấy bạn năng động đến thế nào. Nếu bạn chưa từng làm công việc part-time nào và mong muốn có một công việc part-time lý thú để gia tăng thu nhập và làm đẹp thêm CV của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!.

 

Phần 4: SKILLS – KỸ NĂNG

Đây là phần để bạn “khoe” trình độ đặc biệt hoặc kỹ năng nổi bật nào đó. Bạn có thể để dành những điểm nổi bật nhất về kinh nghiệm làm việc và quá trình học tập để đưa vào đây với một tiêu đề hấp dẫn như “Skills” hoặc “Competencies”.

Ví dụ như bạn thông thạo tiếng Nhật, tiếng Anh hoặc có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực lập trình máy tính thì chẳng có lý do gì để bạn giấu chúng đi trước nhà tuyển dụng. Nhớ nhấn mạnh về mức độ kiến thức của bạn: beginner, intermediate, novice, advanced, fluent,…

Trong thời đại kỹ năng mềm (soft skills) lên ngôi, sẽ rất tốt nếu bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm phù hợp với công việc, ví dụ như:

  • Strong communication skill (kỹ năng giao tiếp tốt).
  • Ability to work independently and in a team (kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập).
  • High adaptability to new working environment (nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới).

(Nguồn: Internet)

Phần 5: INTERESTS AND ACTIVITIES – SỞ THÍCH

Đây là phần tưởng như không liên quan nhưng lại có vai trò quan trọng để giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn và quyết định xem bạn có phù hợp các công việc đang đăng tuyển không.

Ví dụ: Sở thích “Reading books” sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là con người cầu tiến, ham học hỏi. Hoặc nếu bạn thích “Travelling”, điều này cũng phần nào thể hiện bạn là người năng động, cởi mở và dễ dàng thích nghi với môi trường mới.

 

Phần 6: REFERENCE – NGƯỜI THAM KHẢO

Trong phần này, bạn cần cung cấp họ tên của 1-2 người để nhà tuyển dụng tham khảo thông tin về bạn. Bạn cần nói rõ mối quan hệ giữa bạn với người tham khảo, cung cấp số điện thoại, địa chỉ và email liên hệ.
 
Tốt nhất nên là quản lý cũ của bạn, hoặc là một giáo sư/giảng viên phụ trách lớp đại học mà bạn đạt thành tích học tập tốt. Bạn nên liên lạc trước với những người này để họ không bị bất ngờ khi nhận điện thoại từ nhà tuyển dụng.

Trên đây là hướng dẫn cơ bản để các bạn có thể xây dựng một CV đơn giản và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cần cũng cần xem xét kỹ yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra để điều chỉnh CV cho phù hợp, đặc biệt phần mô tả công việc và kỹ năng đặc biệt. Chúc các bạn tìm việc làm nhanh đúng như mong muốn với CV tiếng Anh chuyên nghiệp của mình.

Tìm kiếm: mẫu CV tiếng anh thu hút CV tiếng anh, CV tieng anh

(Đặng Thúy Mai)

Tải tài liệu đính kèm Tại đây