Công ty

5 lỗi nghiêm trọng thường gặp khi gửi email xin việc

Thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều công ty tuyển dụng qua hình thức ứng tuyển qua email trước khi gọi ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp. Vậy nên gửi 1 bức email như thế nào để không gây khó chịu cho nhà tuyển dụng là một vấn đề không phải ai cũng biết. Dưới đây là 5 lỗi nghiêm trọng thường mắc phải khi viết mail của các bạn ứng viên.

Bạn cũng có thể xem thêm bài viết hữu ích khác:

Email xin việc gồm những nội dung nào?

Khi viết thư xin việc bạn nhất định phải nhớ 5 điều sau

 

1. Địa chỉ email không nghiêm túc.

Có khá nhiều bạn ứng viên không để ý đến điều này. Nhưng đây là lỗi quan trọng nhất. Nếu địa chỉ mail của bạn dạng không nghiêm túc: cunconxinhxan@…, anhchiyeuminhem@…, quangkutedeptrai@…, nó không chỉ gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng mà đôi khi có thể oan ức chui vào spam. Có một số nhà tuyển dụng cài đặt chế độ bảo mật cao không cho phép nhận mail spam hoặc mail có nội dung không nghiêm túc, hoặc mail không có nội dung thì chuyện mail bạn chui vào spam là chuyện bình thường.

Vậy lời khuyên dành cho bạn là: Hãy dùng email nghiêm túc để gửi mail xin việc. Bạn có thể đặt tên mail theo tên bạn là tốt nhất. Đặc biệt chú ý, nếu địa chỉ email có liên kết với Facebook thì bạn hãy làm sạch Timeline của tài khoản Facebook đó; nếu địa chỉ email thường được dùng cho các hoạt động không mấy tốt đẹp trên mạng thì bạn nên tạo một email mới để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

2.  Lỗi để trống mail

Sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào cho rằng bạn có thiện trí và tác phong làm việc tốt nếu chỉ quăng qua vài cái tệp và không nói gì cả. Vì vậy đừng bao giờ để trống mail xin việc. Hãy:

– Để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận (nhân sự) có thể đọc ngay và có được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải CV xin việc hay đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm)

– Tốt nhất nên gạch ra 4 – 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.

3. Thiếu thông tin chủ để, tiêu đề

Thiếu tiêu đề mail giống như việc bạn vào nhà mà không gõ cửa hoặc không xin phép. Nhà tuyển dụng cũng vậy họ sẽ không biết bạn gửi mail với mục đích gì? bạn ứng tuyển vị trí nào? không biết họ có thự sự đúng là người nhận mail của bạn hay không hay không? Vì vậy:

Không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn ngay khi họ mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin (CV) ứng tuyển Vị trí Kế toán Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau nếu họ quên mất bạn đã từng ứng tuyển vị trí nào.

4. Không xác định việc gửi cho ai?

Vậy “Kính gửi” ai? Hãy đọc lại tin tuyển dụng xem đầu mối nhận email là ai thì hãy Kính gửi người đó. Nếu người nhận là cá nhân cụ thể thì hãy Kính gửi Anh/chị gì đó và ghi bên cạnh là phòng ban, cơ mà nhỡ may các bạn sợ Anh/chị không đủ trân trọng thì dùng tiếng Anh Mr hoặc Ms.

Ví dụ: Kính gửi Ms Lan Anh – Bộ phận nhân sự (đọc đã thấy yêu rồi).

Nhưng nếu không ghi cụ thể là ai mà chỉ ghi bộ phận thì hãy ghi Kính gửi Bộ phận đó và kèm tên Công ty.

Ví dụ: Kính gửi Phòng Tuyển dụng nhân sự – Công ty ABC.

>>> Hãy đảm bảo ghi đúng tên người nhận mail hoặc bộ phận nhận email của bạn. Đừng ghi chung chung là Kính gửi Anh/chị, nghe cứ như là bạn đang gửi mail cho hàng loạt vậy.

5. Cùng một lúc gửi email tới rất nhiều địa chỉ mail tuyển dụng khác nhau

Nhà tuyển dụng có thể sẽ xóa ngay email hoặc không đánh giá cao bạn nếu phát hiện email đó được gửi đồng thời cho nhiều nơi. Cũng như không được chuyển tiếp thư đã gửi từ nơi này tới nơi khác.

Nếu muốn ứng tuyển ở nhiều nơi khác nhau, bạn nên dành thời gian soạn các bức email riêng biệt nhé!

Bài viết này chính là chia sẻ tiếp nối trong chuỗi kinh nghiệm về cách viết email xin việc cho tất cả các bạn ứng viên. Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để hoàn thiện được email xin việc của mình.

Chúc các bạn thành công!