Đối với mỗi ứng viên khi bắt đầu tìm việc làm thì đơn xin việc (hay thư xin việc) chính là một cầu nối quan trọng thúc đẩy nhà tuyển dụng xem CV của bạn. Tuy nhiên việc viết một lá đơn xin việc có đầy đủ nội dung để thuyết phục được các nhà tuyển dụng thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, Vncareer xin chia sẻ cùng bạn 5 điều bạn nhất định phải nhớ khi viết đơn hay là thư xin việc. Các bạn cùng theo dõi nhé.
1. Khi bắt đầu viết thư xin việc hãy tự hỏi mục đích bạn viết thư là gì?
Có khá nhiều người khi xin việc thường chú trọng vào trau truốt cho bản CV của mình nhiều hơn là chú ý đến lá thư xin việc. Đó là quan niệm khá sai lầm. Bạn cứ thử hình dung bạn có một bản CV đẹp và hoành tráng tới đâu nhưng khi bạn gửi chúng cho nhà tuyển dụng mà chỉ có một dòng vẻn vẹn: Gửi CV hay là Em gửi nhà tuyển dụng CV thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì? Và tất nhiên khi có nhiều ứng viên cùng gửi CV cho nhà tuyển dụng thì họ sẽ yên tâm mà chọn đọc CV của ứng viên mà họ thấy thiện cảm vì lá thư xin việc của ứng viên đó. Vì vậy cần phải xác định đúng đắn mục đích bạn viết thư xin việc thì bạn mới có thể lên được những ý tưởng tốt cho lá thư xin việc của mình.
Xác định mục đích viết đơn xin việc
2. Hãy giới thiệu qua về bản thân của bạn và nêu lý do tại sao bạn lại viết thư xin việc này.
Hãy dành khoảng 2 – 3 dòng để giới thiệu sơ qua về bản thân bạn và lý do bạn viết lá thư xin việc này. Có thể bạn nghĩ rằng trong CV của bạn đã nói đầy đủ thông tin rồi và bạn sẽ không cần phải nói tại đây. Tuy nhiên, điều này không thừa chút nào cả. Nhà tuyển dụng sẽ rất thoải mái khi họ biết bạn là ai và họ sẽ tiếp tục muốn tìm hiểu thêm bạn thực sự là người thế nào.
3. Hãy nói về kinh nghiệm mà bạn đã có khiến bạn hoàn toàn tự tin ứng tuyển vào vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần.
Hãy nêu lên những kinh nghiệm của bạn về công việc mà bạn làm hoặc những kiến thức mà bạn có để hoàn thành tốt công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy cố gắng sử dụng ngôn từ làm sao lôi cuốn được nhà tuyển dụng họ nhất định phải khám phá xem CV của bạn có những gì và bạn là ai . Nhưng không có nghĩa là bạn nói quá về bản thân mình. Bạn được phép thể hiện bản thân nhưng đừng quá lố để khiến nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra bạn là một kẻ kheo khoang.
Thường bạn nên bám sát vào một vài ý chính như sau để viết nội dung cho phần này: những điểm mạnh mà bạn có, điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với những người khác, lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này là gì?
4. Đừng bao giờ đề cập tới những thông tin tiêu cực trong thư xin việc
Đừng bao giờ than phiền về công ty cũ của bạn hay đưa ra bất kỳ nhận xét nào mà nhằm dìm hàng một ai đó để nâng bạn lên. Làm như thế sẽ không có bất kỳ tác dụng nào mà nó chỉ khiến cho nhà tuyển dụng nghi ngại về việc có tuyển bạn hay không nhiều hơn. Họ có thể sẽ nghĩ rằng nếu tuyển dụng bạn thì trong tương lai bạn có thể sẽ nói xấu họ hay bất kỳ nhân viên nào trong công ty theo cách bạn đã nói về người khác với họ.
5. Hãy dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng
Khi kết thư hãy dành lời cảm ơn cho nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian để đọc mail và CV của bạn. Và đừng quên viết một lời ngỏ thật tinh tế thể hiện mong muốn bạn được gặp nhà tuyển dụng vào một thời gian sớm nhất để bạn có thể trình bày rõ hơn về bản thân mình và tìm hiểu sâu hơn về công việc. Có thể đoạn kết này chính là cơ hội để cánh cửa cho buổi phỏng vấn được mở rộng với bạn hơn.
Đối với bất kỳ ai, khi tham gia ứng tuyển bất kỳ công việc nào cho dù là các việc làm trong nước, việc làm tiếng nhật, việc làm tiếng hàn hay việc làm của bất kỳ ngôn ngữ nào khác thì bạn đều cần chú ý trau truốt cho lá thư xin việc của mình một cách cẩn thận. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích trên hành trình tìm kiếm việc làm của mình.